Pages

Subscribe:

Thursday, 21 April 2016

Thông tin "lò sản xuất tiến sĩ" gây xôn xao: Đâu là sự thật?

Trước thông tin "lò sản xuất tiến sĩ" gây xôn xao cộng đồng mạng, GS. TS Nguyễn Xuân Thắng (Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho biết: đây là đợt bảo vệ của 44 mã ngành, sau 3 năm làm luận án đến hạn bảo vệ chứ không phải như thông tin suy luận “thiếu hiểu biết” của người viết lên facebook.
Trên Vnexpress đưa tin, một người dùng Facebook đưa ra phân tích về "lò sản xuất tiến sĩ" với năng suất năm 2015 là một ngày 3 giờ 55 phút cho ra một tiến sĩ khiến nhiều người bất ngờ. Còn thống kê từ đầu năm 2016 đến đầu tháng 4 đã có 58 tiến sĩ bảo vệ thành công (năng suất một ngày một giờ 15 phút ra một tiến sĩ).
"Với chỉ tiêu này, vài năm sau, nếu tính rơi rụng 50 nghiên cứu sinh thì chắc sẽ ra lò 300 tiến sĩ một năm, tức sẽ rất nhanh chóng vượt đích cho ra lò dưới một ngày làm việc một tiến sĩ", người dùng facebook viết.
Thông tin trên nhanh chóng nhận được hàng nghìn lượt like và chia sẻ.
Trên Infonet, liên quan đến vụ việc trên, GS. TS Nguyễn Xuân Thắng – Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết: “Phải thận trọng với thông tin này. Đây là đợt bảo vệ của 44 mã ngành, sau 3 năm làm luận án đến hạn bảo vệ chứ không phải như thông tin suy luận “thiếu hiểu biết” của người viết lên facebook. Nghĩa là mỗi mã ngành chỉ có rất ít người bảo vệ luận án thôi. Suy luận kiểu này thật là "botay.com" (không thể hiểu được – PV) cho sự hiểu biết của anh ta”.
Cũng theo Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, làm luận án coi như mất mấy tháng, đây là đợt thường kỳ, sau ba năm là đến thời điểm bảo vệ. Và đợt đó có 44 mã ngành thì phải tiến hành bảo vệ cùng một lúc.
Với một số đề tài được cho là chưa xứng tầm, ông Thắng giải thích, đó là do quan niệm của mọi người. Lâu nay xã hội vẫn cho rằng luận án tiến sĩ làm về những thứ cao siêu, còn hiện nay, luận án đã đi vào với những đề tài thiết thực với cuộc sống.

Sẽ xây dựng bể bơi trong trường học?

Trong văn bản của Bộ GD-ĐT gửi Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo đã yêu cầu lãnh đạo các sở tham mưu với đại phương đầu tư xây dựng bể bơi tại các trường hoặc cụm trường với quy mô phù hợp.
Theo văn bản của Bộ GD-ĐT, tình trạng trẻ em, học sinh bị tai nạn thương tích, đuối nước vẫn còn xảy ra tại nhiều địa phương, đặc biệt, vụ đuối nước nghiêm trọng xảy ra ngày 15/4/2016, tại khu vực sông Trà Khúc thuộc thôn Thanh Khiết, xã Nghĩa Hà, Thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi đã làm 9 học sinh Trường Trung học cơ sở Nghĩa Hà tử vong, gây tổn thất to lớn đối với gia đình, nhà trường và xã hội.
Vì vậy, để chủ động phòng, ngừa tai nạn thương tích và đuối nước cho trẻ em, học sinh, đặc biệt trong kỳ nghỉ hè năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo triển khai thực hiện các nội dung sau đây:
Hình ảnh Sẽ xây dựng bể bơi trong trường học? số 1
Sẽ xây dựng bể bơi trong trường học. Ảnh: Internet
Tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước đến tận giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh; phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước trên các phương tiện thông tin; phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục các kĩ năng về phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước cho trẻ em, học sinh.
Tiếp tục triển khai tốt các biện pháp phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước cho trẻ em, học sinh trong các nhà trường; tổ chức các lớp dạy bơi chính khóa và ngoại khóa nhằm nâng cao kĩ thuật bơi, kỹ năng phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh.
Tham mưu với địa phương đầu tư xây dựng bể bơi tại các trường hoặc cụm trường với quy mô phù hợp; đồng thời tăng cường công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực hợp pháp khác để đầu tư xây dựng bể bơi phục vụ dạy và học bơi cho học sinh, nhằm hạn chế tình trạng trẻ em, học sinh bị đuối nước.
Chỉ đạo các nhà trường phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc quản lý, giáo dục học sinh về ý thức phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước; khuyến cáo học sinh, không tắm, bơi ở những nơi có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh; sông, suối, thác ghềnh hiểm trở và những nơi nguy hiểm.
Xây dựng cơ chế phối hợp với ngành Thể dục, thể thao trong việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các công trình thể thao trên địa bàn, trong đó có các bể bơi, có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được học bơi.
Trong văn bản của Bộ cũng nêu rõ, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo, triển khai kịp thời, nghiêm túc các nội dung trên và gửi báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30/6 và 31/12 hàng năm.
 
Blogger Templates